Trong suốt chiều dài lịch sử, rất nhiều lần con người đã phải đối mặt với sự càn quét của bệnh tật. Cách đây khoảng 5000 năm, Trung Quốc đã gặp một trận dịch, toàn bộ người dân ở một ngôi làng bị tử vong. Từ năm 1346 đến 1353, châu Á và châu Âu phải đối mặt với trận dịch được mệnh danh là “cái chết đen” với không ít phải bị tử vong. Một loạt các đại dịch khác diễn ra liên tiếp trong nhiều năm, ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới:
- 1817: Đại dịch tả đầu tiên
- 1855: Đại dịch hạch thứ ba
- 1875: Đại dịch Sởi Fiji
- 1889: Cúm Nga
- 1918: Cúm Tây Ban Nha
- 1957: Cúm châu Á
- 1981: HIV / AIDS
- 2003: SARS
- 2019: COVID-19
Mỗi trận đại dịch đều để lại kết quả bi thương và COVID-19 không nằm ngoài số đó nhưng đây là một trong những đại dịch lan rộng nhất, lây nhiễm cho các quần thể trên tất cả các quốc gia.
COVID-19 là một trong những đại dịch lớn nhất trong lịch sử loài người
Đại dịch virus corona sẽ qua đi nhưng nó để lại một xã hội “bình thường mới”, yêu cầu mỗi cá nhân phải tự làm mới chính mình để thích nghi với cuộc sống mới, với những mối nguy hiểm mới.
Khí hậu thay đổi là nguyên nhân dẫn đến bệnh dịch
Chúng ta đều hy vọng “bình thường mới” của thế giới sẽ giải quyết các vấn đề đang gây ra biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu. Con người đã thấy thay đổi đáng kể về lượng khí thải khi việc giãn cách xã hội diễn ra, ít xe cộ đi lại trên đường, không có các chuyến bay quốc tế, nội địa đồng nghĩa với việc phát thải suy giảm. Nhưng chúng ta còn một chặng đường dài phía trước để tạo ra tác động đủ để xoay chuyển tương lai. Tất cả chúng ta cần đến với nhau và làm việc đồng lòng để chuẩn bị cho những gì sắp tới.
Tại sao? Bởi vì đại dịch có thể thay đổi tiến trình lịch sử. Biến đổi khí hậu có khả năng kết thúc lịch sử.
Biến đổi là nguyên nhân hàng đầu gây ra các trận đại dịch
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến con người
Dịch bệnh tiếp tục phát triển
Nhiệt độ tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, dịch bệnh và vật trung gian truyền bệnh. Khí hậu thay đổi cũng làm cho các loài gây hại di cư đến các khu vực mới để tồn tại, khiến các quần thể mới chịu tác động của chúng.
Các quần thể dịch hại đang gia tăng và bệnh tật từng chỉ có ở những khu vực nhiệt đới hạn chế nay đang trở thành đặc hữu ở những khu vực rộng lớn hơn. Ví dụ, ở Đông Nam Á, nơi bệnh sốt rét đã giảm nguy cơ, chỉ xuất hiện vào mùa mưa thì lại xâm nhập vào Nam Mỹ và gây ra nhiều hệ quả. Tương tự như vậy, bệnh sốt xuất huyết, trước đây phần lớn chỉ xuất hiện ở các khu vực nhiệt đới, nay đã di chuyển vào miền nam và tây nam Hoa Kỳ. Virus Zika phát triển ở lưu vực sông Amazon, hiện đã cư trú ở Florida và vùng vịnh Louisiana.
Nhiệt độ tăng cũng làm tăng tốc độ sinh sản của vi khuẩn và côn trùng, đẩy nhanh tốc độ phát triển khả năng kháng các biện pháp kiểm soát và thuốc (một vấn đề đã xảy ra với bệnh sốt rét ở Đông Nam Á).
Sự di cư của con người
Biến đổi khí hậu sẽ gây ra di cư như thế nào?
- Nước biển dâng “nuốt chửng” các thành phố ven biển buộc người dân phải sơ tán
- Hạn hán, hỏa hoạn, lũ lụt
- Bão
- Nhiệt độ tăng
Tất cả những điều kiện này đều dẫn đến tình trạng thu hẹp đất đai sinh sống, trồng trọt khiến tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng gia tăng.
Ngay từ năm 1990, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã lưu ý rằng tác động đơn lẻ lớn nhất của biến đổi khí hậu có thể là sự di cư của con người – với hàng triệu người phải di dời quê hương do xói mòn bờ biển, lũ lụt ven biển và gián đoạn nông nghiệp? Suy thoái môi trường, và đặc biệt là biến đổi khí hậu đã trở thành một động lực chính dẫn đến sự dịch chuyển dân số – một cuộc khủng hoảng đang diễn ra.
Vào giữa những năm 1990, một báo cáo cho rằng có tới 25 triệu người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa và đất đai của họ do một loạt các áp lực môi trường nghiêm trọng bao gồm ô nhiễm, suy thoái đất, hạn hán và thiên tai.
Điều này đã được dự đoán trong 30 năm qua, nhưng không có kế hoạch vững chắc nào được đưa ra để xử lý vấn đề.
Thực tế, con người cần lập kế hoạch cho việc di chuyển trong tương lai. Làm thế nào tất cả chúng ta có thể cùng nhau để cứu hành tinh này và cung cấp cho mọi người một nơi ở an toàn?
Nạn đói: Giảm an ninh lương thực
Một trong những tác động nổi bật nhất khi nhiệt độ tăng lên đó là sự suy giảm lương thực. Các loại cây trồng khác nhau phù hợp với đặc điểm về đất và khí hậu ở các vùng khác nhau nhưng sự thay đổi của nhiệt độ đã khiến việc sinh trường và phát triển của chúng gặp nhiều khó khăn. Ví dụ ở Bắc Mỹ, nhiệt độ tăng có thể làm giảm năng suất ngô và lúa mì ở vùng trung tây Hoa Kỳ, nhưng lại mở rộng sản xuất và năng suất ở phía bắc biên giới Canada. Gạo- lương thực chính của hơn một phần ba dân số thế giới có năng suất giảm 10% khi nhiệt độ tăng thêm 1 °C.
Những ảnh hưởng do khí hậu gây ra trong quá khứ đã được bù đắp bằng những tiến bộ công nghệ trong thời hiện đại và việc ứng dụng phân bón ngày càng cao; tuy nhiên, nhiệt độ tăng trong tương lai có thể làm giảm 25% sản lượng lương thực vào năm 2050.
Bên cạnh đó, các mô hình dân số toàn cầu cho thấy thế giới sẽ có thêm 3 tỷ người vào năm 2050 và các nhà sản xuất lương thực phải tăng gấp đôi sản lượng lương thực để duy trì mức tiêu thụ lương thực hiện tạ
Biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất hiện nay đối với thế giới của chúng ta. Các chính phủ và các doanh nghiệp lớn đang cố gắng tìm ra phương án giải quyết những nhu cầu trước mắt cũng như phương pháp lâu dài.
Nếu chúng ta thành công trong việc đảo ngược sự nóng lên toàn cầu và khôi phục một môi trường trong lành thì đó sẽ là nhờ sự giúp đỡ của những con người có trái tim ấm áp, những người luôn cống hiến và biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta.