Biến đổi khí hậu- Hàng loạt bằng chứng đã chứng minh điều này là có thật

Có thể bạn không biết hoặc đang nghi ngờ về thực trạng biển đổi khí hậu, thực tế, biến đổi khí hậu đang xảy ra từng ngày, thể hiện ở nhiều yếu tố khác nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân loại. Với hàng loạt các nghiên cứu thực tế, NASA đã thống kê và cho biết trong 800.000 năm qua, đã có tám chu kỳ của kỷ băng hà và thời kỳ ấm hơn, với sự kết thúc của kỷ băng hà cuối cùng cách đây khoảng 11.700 năm đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên khí hậu hiện đại – và của nền văn minh nhân loại. Hầu hết những thay đổi khí hậu này là do những biến đổi rất nhỏ trong quỹ đạo Trái đất làm thay đổi lượng năng lượng mặt trời mà hành tinh của chúng ta nhận được.

Nhiệt độ Trái đất được ghi nhận tăng mạnh trong những năm trở lại đây

Liên quan đến bằng chứng cho thấy sự biến đổi khí hậu, cụ thể là sự nóng lên toàn cầu là có thật, NASA cũng đã đưa ra một danh sách cụ thể như sau:

  • Nhiệt độ bề mặt trung bình của hành tinh tăng: 2 độ F tương đương 1 độ C là con số chênh lệch về mức nhiệt trung bình của Trái đây. Số liệu này được so sánh từ cuối thế kỷ 19. Các chuyên gia cũng cho biết, hầu hết các đợt nóng xảy ra trong 40 năm trở lại đây trong đó 2016 và 2020 là những năm gần nhất có nhiệt độ ấm nhất. Sự thay đổi này có thể do sự tăng lên của lượng khí thải carbon dioxide.
  • Đại dương hấp phụ nhiệt trái đất: Một bằng chứng khác về sự biến đổi khí hậu đó là sự gia tăng nhiệt. Ước tính, cứ 100m2 (328 feet) của đại dương có nền nhiệt tăng hơn 0.6 độ F tương đương 0,33 độ C (số liệu được tính từ năm 1969). Sự gia tăng nhiệt trên đại dương dẫn đến hiện tượng băng tan.Các tảng băng ở Greenland và Nam Cực đã giảm về khối lượng. Dữ liệu từ Thí nghiệm Khí hậu và Phục hồi Trọng lực của NASA cho thấy Greenland mất trung bình 279 tỷ tấn băng mỗi năm từ năm 1993 đến 2019, trong khi Nam Cực mất khoảng 148 tỷ tấn băng mỗi năm.
  • Giảm diện tích tuyết phủ tại Bắc bán cầu: Trong 5 thập kỷ qua, lượng tuyết phủ vào mùa xuân ở Bắc bán cầu cũng đã có sự thay đổi, diện tích bị phủ bởi băng tuyết giảm đi đáng kể, trong khi đó, tuyết cũng tan nhanh hơn.
  • Tăng mực nước biển: Các số liệu phân tích thực tế cho thấy trong thế kỷ trước, mực nước biển toàn cầu tăng 20cm nhưng trong 2 thập kỷ trở lại đây, mực nước biển tăng gấp đôi và liên tục tăng nhẹ theo từng năm
  • Độ chua của nước biển tăng: Đo độ chua của nước biển, các chuyên gia cho biết, nước biển đã trở nên chua hơn với tỉ lệ khoảng 30%. Nasa giải thích sự gia tăng này là do con người thải ra nhiều khí cacbonic hơn vào khí quyển và do đó được hấp thụ nhiều hơn vào đại dương. Đại dương đã hấp thụ từ 20% đến 30% tổng lượng khí thải carbon dioxide do con người phát thải trong những thập kỷ gần đây (7,2 đến 10,8 tỷ tấn mỗi năm)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.