Bộ lọc khí tĩnh điện hoạt động như thế nào? Ưu và nhược điểm của bộ lọc tĩnh điện gia đình

Trước thực trạng không khí đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhu cầu sử dụng máy lọc không khí trong các gia đình, tại các xưởng sản xuất, nhà máy không hề nhỏ. Đáp ứng nhu cầu đó, nhiều loại bộ lọc không khí ra đời nhưng để lựa chọn được sản phẩm tốt, phù hợp không phải là điều dễ dàng. Với bộ lọc tĩnh điện, đây là công nghệ mới, mang đến hiệu quả cao trong việc xử lý không khí, đặc biệt là bụi. Tuy nhiên, chúng chủ yếu được dùng trong các ngành công nghiệp thay vì trong các gia đình. Câu hỏi đặt ra là: Liệu chúng có nên được sử dụng bộ lọc tĩnh điện trong gia đình hay không?

Máy lọc tĩnh điện thường được sử dụng trong công nghiệp vì có khả năng loại bỏ lượng bụi cao

Bộ lọc không khí tĩnh điện là gì và nó hoạt động như thế nào?

Bộ lọc tĩnh điện là bộ lọc không khí có thể loại bỏ tốt bụi bẩn. Về mặt lý thuyết, chúng có thể làm việc vô thời hạn, không cần thay thế màng lọc mà chỉ cần vệ sinh bằng nước thông thường. Rõ ràng, với đặc điểm này, người dùng sẽ tiết kiệm được một khoản lớn chi phí cũng như thời gian cho việc thay màng lọc.

Nguyên lý hoạt động của máy lọc tĩnh điện

Nguyên lý hoạt động của bộ lọc tĩnh điện gia đình như sau:

Khi đi qua màng lọc than hoạt tính, các phân tử trong không khí bị tích điện do nhiễm điện từ, trở thành các hạt ion dương. Khi chúng tiếp tục đi vào trong sẽ nhanh chóng bị các điện cực trái dấu hút về theo nguyên lý: Cực âm hút ion dương và ngược lại. Kết quả là hạt bụi bị giữ lại tại các điểm cực mà không thể theo luồng khí đi ra bên ngoài.

Ưu và nhược điểm của bộ lọc tĩnh diễn

Ưu điểm

Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của bộ lọc tĩnh điện là việc người dùng không cần phải thay thế màng lọc thay vào đó là việc làm sạch định kỳ hàng tháng. Điều này hoàn toàn khác biệt so với các thiết bị lọc không khí thông thường bằng màng lọc than hoạt tính hoặc HEPA.

Màng lọc HEPA được ưu tiên lựa chọn dùng cho máy lọc không khí gia đình bởi khả năng xử lý bụi cao

Một ưu điểm khác của máy lọc tĩnh điện là giá cả. Mặc dù chi phí đầu tư thiết bị ban đầu của máy lọc tĩnh điện cao hơn nhưng trong quá trình sử dụng lại không phát sinh chi phí bảo hành cũng như thay thế màng lọc. Do đó, xét về tổng chi phí đầu tư thì bộ lọc tĩnh điện lợi thế hơn về mức giá thành.

Các nhược điểm của bộ lọc tĩnh điện

Ngoài các ưu điểm, bộ lọc tĩnh điện cũng có nhiều nhược điểm. Điển hình đó là việc phụ thuộc hoàn toàn vào tĩnh điện. Khi đó, nếu lực tĩnh điện đủ lớn, lượng bụi trong không khí sẽ bị tác động ở mức tối đa. Ngược lại, khi lực tĩnh điện yếu, bụi mịn không bị loại bỏ hoàn toàn, chúng vẫn tồn tại trong không khí và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Kết quả khảo sát thực tế cũng cho thấy, lọc tĩnh điện không hiệu quả như màng lọc HEPA chất lượng cao. Theo đó, việc sử dụng máy lọc không khí trong nhà được ưu tiên lựa chọn màng lọc HEPA thay vì lọc tĩnh điện.

Một vấn đề khác xảy ra với bộ lọc tĩnh điện đó là sự tích tụ của bụi bẩn sẽ khiến vi khuẩn có điều kiện để phát triển, sinh sôi. Điều này không phải là lý tưởng đối với một thiết bị làm sạch không khí. Do đó, việc làm sạch bộ lọc tĩnh điện được yêu cầu thực hiện thường xuyên.

Sự tích tụ lâu ngày của bụi bẩn trong phin lọc là điều kiện để vi khuẩn phát triển, sinh sôi

Bộ lọc không khí tĩnh điện cũng ngăn chặn luồng không khí hơn các bộ lọc khí thông thường. Mặc dù điều này có vẻ không phải là một vấn đề lớn, nhưng nó liên quan đến hệ thống HVAC. Nếu luồng không khí bị hạn chế 50%, thì máy điều hòa không khí phải làm việc với công suất gấp đôi để đạt được hiệu quả tương đương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.