Công nghiệp sản xuất giày da và những hệ luỵ liên quan đến môi trường

Các số liệu thống kê cho thấy, sản lượng giày dép trên toàn cầu ngày càng tăng, ước tính khoảng 24.2 tỷ đôi vào năm 2018, tăng 2.7% so với năm trước. Rõ ràng, ngành công nghiệp này đã đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế thế giới, giải quyết vấn đề về việc làm nhưng chúng cũng để lại hệ quả cho môi trường.

Chỉ tính riêng trong năm 2016, ngành công nghiệp giày dép châu Âu đã thải ra khoảng 100 triệu tấn CO2 và 500.000 tấn chất thải. Ngoài ra, một phần ba nguyên liệu thô mà các nhà sản xuất giày loại bỏ là polyme, như cao su và thủy tinh, rất khó tái chế.

Theo số liệu thống kê về phát thải khí nhà kính từ ngành công nghiệp may mặc và giày dép trên toàn thế giới năm 2016 (tính bằng triệu tấn carbon dioxide tương đương) được đăng tải trên trang https://www.statista.com/. ­­­­­

Các nghiên cứu thực tế cho thấy, ngành công nghiệp may mặc và giày dép chiếm khoảng 8% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên thế giới. Trong một nghiên cứu khác, nhóm nghiên cứu hơn 50% lượng khí thải ngành may mặc đến từ quá trình nhuộm và hoàn thiện sản phẩm, chuẩn bị sợi và sản xuất sợi. Trong số đó, nhuộm và hoàn thiện có tỷ trọng lớn nhất.

Đối với ngành sản xuất giày, có hơn 60% lượng khí thải trong ngành này đến từ quá trình sản xuất và khai thác nguyên liệu thô. Sản xuất, được định nghĩa ở đây là các quá trình cắt và gia công, chiếm 43% lượng khí thải.

Rõ ràng, khí thải sinh ra từ các nhà máy sản xuất giày nói riêng và ngành may mặc cần được xử lý triệt để. Điều đó không chỉ nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, quy định của nhà nước mà còn bảo vệ sức khoẻ của người lao động cũng như người dân sống quanh khu vực.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.