Tác hại của bụi và các cách phòng tránh hiệu quả

Tác hại của bụi là điều khó định lượng bởi chúng ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể cũng như môi trường. Thực tế, bụi tồn tại xung quanh chúng ta như một lẽ tự nhiên của cuộc sống vì vậy, hầu hết mọi người đều không ý thức được về tác hại của chúng cũng như áp dụng phương pháp phòng tránh phù hợp. Chỉ trong vài năm trở lại đây, khi tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng trở nên trầm trọng, tác hại của bụi ngày càng trở nên rõ rệt, người dân mới quan tâm nhiều hơn về vấn đề này.

Liên quan đến tác hại của bụi, các chuyên gia trong và ngoài nước đã có rất nhiều nghiên cứu, các cách phòng tránh cũng được đề xuất để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe người dân. Bài viết này sẽ phân tích sâu hơn về các nội dung này.

Bụi tồn tại xung quanh chúng ta như một lẽ tất yếu nhưng chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mỗi người

Bụi là gì?

Bụi là từ chung để chỉ các hạt vật chất có đường kính từ vài micromet đến nửa milimet. Với kích thước này, bụi có thể lơ lửng trong không khí trong một thời gian, sau đó lắng xuống bề mặt. Khi bụi phân tán mạnh trong không khí, chúng có thể xen lẫn cùng các chất khí tạo thành hỗn hợp được gọi là aerosol rắn.

Tác hại của bụi

Dựa theo hình thái và độ cứng, có thể phân loại bụi thành bụi cứng, và bụi mềm dài. Theo đó, bụi cứng thường dễ làm tổn thương niêm mạc hơn so với bụi mềm, chúng cũng kích thích mạnh hơn, thậm chí có thể làm rách màng tế bào và niêm mạch. Bụi mềm có thể ví dụ là bụi động vật, bụi thực vật, những hạt bụi này dễ lắng trong khí quản, tạo ra một lớp trên bề mặt niêm mạc từ đó sinh ra bệnh viêm phế quản mãn tính.

Một đặc tính khác của bụi đó là độ tan. Bụi được chia thành 2 loại là bụi có thể tan và bụi không thể tác, đặc điểm này có sự ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể con người. Bụi tan điển hình có thể kể đến như bụi chì, bụi asen, chúng có thể kết hợp với dịch thể nguyên sinh chất của tế bào từ đó tác động cục bộ, làm thay đổi cấu tạo của tế bào, thay đổi tính thực khuẩn của lymphô và bạch cầu, ảnh hưởng đến tính chất miễn dịch trong cơ thể.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, bụi tồn tại trong không khí được cơ thể hít vào một phần bị chặn lại bởi lông mũi, niêm mạc giữ lại (>25 µm) chỉ những hạt nhỏ mới có thể dễ di chuyển đến các cơ quan bên trong đường hô hấp. Hạt bụi càng nhỏ, khả năng xâm lấn càng lớn.

Bụi tồn tại ở nhiều kích thước khác nhau, do đó, tác hại của bụi cũng rất đa dạng

Một số bụi có thể thâm nhập vào bên trong cơ thể qua đường nước bọt, tuy nhiên, khi chúng đến ruột có thể bị đẩy ra ngoài hoặc bị niêm mạc dạ dày hấp thụ. Bên cạnh đó, một số xâm nhập vào trong phổi nhưng không lắng xuống mà theo hơi thở hoặc cơ ho đi ra ngoài. Theo đó, chỉ có khoảng 1/3-1/10 bụi bị hít vào sẽ lắng ở phổi và gây ra các hệ quả.

Nói đến tác hại của bụi, có thể liệt kê một số vấn đề như sau:

  • Gây kích ứng cục bổ, làm tổn thương da và niêm mạc
  • Gây dị ứng
  • Gây nhiễm khuẩn
  • Là cơ sở tiền đề của bệnh ung thư
  • Gây kích ứng đường hô hấp trên
  • Làm xơ hóa tăng thực gây bệnh phổi mãn tính nặng
  • Làm suy giảm hệ miễn dịch phổi
  • Gây kích ứng da, mắt, tai, đường tiêu hóa

Cách phòng tránh bụi hiệu quả

Bụi tồn tại xung quanh chúng ta. Chúng tồn tại từ nhiều nguồn khác nhau (hoạt động sản xuất, giao thông vận tải, sinh hoạt của người dân, cháy rừng, …) do đó, việc loại bỏ nguyên nhân tạo ra bụi là điều không thể thực hiện. Vì lý do đó, để giảm thiểu tác hại của bụi, việc áp dụng phương pháp phòng tránh phù hợp là rất cần thiết. Dưới đây là một số phương pháp chống bụi áp dụng trong sản xuất cũng như tại các gia đình.

Thay đổi trạng thái của nguyên liệu

Quá trình sử dụng các nguyên liệu khác nhau trong sản xuất có thể làm tăng lượng bụi sinh ra. Thay vì sử dụng nguyên liệu thô, các doanh nghiệp có thể thay đổi sang sử dụng nguyên liệu ướt.

Cải tiến kỹ thuật

Với các ngành công nghiệp đặc thù, sử dụng nhiều hoạt động nghiền, mài, đánh bóng, sự xuất hiện của bụi là rất lớn. Việc cải tiến kỹ thuật sẽ giúp giảm thiểu lượng bụi nhất định. Ngoài ra, lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải ngay tại nguồn cũng sẽ giúp thu giữ bụi với tỉ lệ nhiều hơn, bụi sẽ không có cơ hội phát tán ra môi trường xung quanh.

Sử dụng máy lọc không khí

Với sự kết hợp của nhiều lớp màng, máy lọc không khí cải thiện đáng kể chất lượng không khí

Máy lọc không khí dân dụng và công nghiệp cần được lắp đặt ở những nơi cần thiết, xử lý tối đa các hạt bụi và hợp chất gây hại tồn tại trong không gian. Máy lọc không khí có nhiều kích thước, mẫu mã khác nhau, người dùng có thể tùy chọn sản phẩm phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất. Ngoài ra, việc vệ sinh, làm sạch bề mặt đồ vật với khăn ẩm cũng hỗ trợ giảm thiểu tác hại của bụi.

Đeo khẩu trang, đồ bảo hộ khi ra đường

Mỗi cá nhân nên đeo khẩu trang, mặc áo dài tay để giảm thiểu sự tác động của bụi. Khi ở trong nhà, hãy mở cửa lưu thông gió nếu bạn đang nấu ăn, lau dọn, điều đó sẽ giúp bụi phân tán nhanh hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.